Xã hội hiện đại hóa, nền kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển là bước đà cho việc phát sinh các mối quan hệ dân sự trong sinh hoạt đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi kèm với các mối quan hệ dân sự là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Trong trường hợp một trong các bên không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, pháp luật sẽ có những hình thức xử phạt nhằm xử lý. Vậy quy định xử lý trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào? Cùng INNOSIGHT tìm ra lời giải đáp qua bài viết sau.
Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Khi thiết lập một mối quan hệ dân sự, luôn luôn có sự tồn tại đồng thời giữa quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, để đảm bảo được bên kia hưởng quyền, lợi ích thì bên phải thực hiện nghĩa vụ thực hiện đúng theo thỏa thuận mà hai bên đã cam kết cả về nội dung công việc, thời gian, địa điểm, phương thức. Nếu một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải tự mình gánh chịu những hậu quả pháp lý theo cam kết mà hai bên đã đưa ra trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành.
Pháp luật về dân sự quy định “Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là tình trạng mà bên phải thực hiện nghĩa vụ chưa thực hiện hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ khi đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ”.
Khi một trong các bên chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên còn lại, sẽ dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý mà quan trọng nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại. Tức là bên bị chậm thực hiện nghĩa vụ (bên có quyền) có thể bị ảnh hưởng, tổn thất kinh tế, giá trị thương mại do bên có nghĩa vụ thực chưa thực hiện hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụ trước thời hạn đã cam kết. Nghĩa vụ đó có thể ảnh hưởng hoặc là một yếu tố quan trọng quyết định các hoạt động kinh doanh khác của bên có quyền, cho nên một khi nghĩa vụ đó không được thực hiện đúng thời hạn, kéo theo các hoạt động kinh doanh khác của bên có quyền cũng bị trì trệ, ảnh hưởng.
Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng giao kết giữa các bên là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hợp tác phát triển và bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ còn tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên đã giao kết. Theo đó nghĩa vụ có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và sao cho việc thực hiện nghĩa vụ đó được đảm bảo đúng tiến độ, đảm bảo cả về hình thức, nội dung và chất lượng công việc.
Xử lý trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Bên chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Ngoài ra bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ của mình nếu người có quyền gia hạn lại thời gian thực hiện nghĩa vụ. Nếu như quá thời hạn gia hạn này mà bên chậm thực hiện vẫn không hoàn thành được nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ phải có nghĩa vụ thực hiện và bồi thường thiệt hại cho bên có quyền theo quy định thỏa thuận đã cam kết giữa các bên. Nếu như trong hợp đồng giao kết không quy định rõ mức bồi thường thì áp dụng theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành.Trường hợp việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chậm thực hiện nghĩa vụ theo thời hạn quy định không còn cần thiết đối với bên có quyền, bên có quyền có thể trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại.
Khi nhận thấy đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không bảo đảm nghĩa vụ được hoàn thanh thì phải thông báo ngay cho bên có quyền và có thể đề nghị hoãn thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thông báo cho bên có quyền biết về việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh theo yêu cầu của bên có quyền, trừ trường hợp các bên tự có thỏa thuận khác với nhau hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng không thể thông báo. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ được hoãn việc việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý theo yêu cầu về thời gian, thời hạn nhất định mà bên có quyền đưa ra.
Trong trường hợp người cé nghĩa vụ chậm trả tiền, thì người đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Bồi thường thiệt hại là một trong các giải pháp xử lý trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ, đảm bảo quyền và lợi ích của người có quyền khỏi các rủi ro phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên bị thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh những tổn thất, thiệt hại cả về giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần mà bên mình phải chịu khi bên gây thiệt hại chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Xét trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành thì bên chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền khi: Bên có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ ; gây thiệt hại trên thực tế cho bên có quyền; hành vi chậm thực hiện nghĩa vụ là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Trong trường hợp mà các bên không thỏa thuận về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng giao kết, bên có quyền có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu được bồi thường thiệt bại. Trên thực tế pháp luật hiện hành cũng quy định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường tùy thuộc vào mức độ thiệt hại đối với khả năng kinh tế của mình và việc vi phạm là vô ý, khách quan.
Khi mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế thì bên có quyền hoặc bên có nghĩa vụ có quyền yêu cầu Tòa án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp, bên có nghĩa chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự do lý do bất khả kháng mà các bên không lường trước được thì bên chậm thực hiện nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Xử lý trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một vấn đề cấp thiết và cần phải được sửa đổi, cập nhật thường xuyên phù hợp với điều kiện kinh tế – tình hình xã hội thực tế hiện nay, để khi vận dụng quy định xử lý về chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói riêng và vi phạm hợp đồng nói chung được áp dụng vào thực tiễn một cách thuận lợi, hợp lý. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý này, liên hệ theo số 0961 349 060 để nhận tư vấn.
Bạn đang xem bài viết “Xử lý trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định thế nào 2021” tại chuyên mục “Tin tức tổng hợp”