Vĩnh Long là địa phương nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Đây là mảnh đất có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý cũng như khí hậu nên tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Vĩnh Long luôn là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong việc thu hút nhà đầu tư thông qua các chính sách mời gọi cởi mở, hợp lý và cho thấy những tiềm năng đầu tư, phát triển. Một câu hỏi được đặt ra là thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Vĩnh Long được quy định như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này, xin mời bạn đọc cùng Luật INNOSIGHT tìm hiểu về chủ đề thành lập công ty tại Vĩnh Long
Cơ sở pháp lý về thành lập công ty tại Vĩnh Long
- Luật doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp
Vài nét khái quát về tình hình phát triển kinh tế ở Vĩnh Long
- Vĩnh Long hiện là địa phương nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, đặc biệt là một trong tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển cây ăn quả lớn, lúa màu phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu.
- Ngoài ra, Vĩnh Long là vùng sông nước nên có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch ( du lịch lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái, thương mại…)
- Theo số liệu thống kê tính đến tháng 6/2020, Vĩnh Long có tổng số 2.529 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 4,5% trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,3% cả nước), 175 doanh nghiệp được thành lập mới (chiếm 3,8% trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,3% cả nước) với số vốn điều lệ đăng ký là 1.381 tỷ đồng (chiếm 3,8% trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,2% cả nước).
Các thông tin cần chuẩn bị để thành lập công ty tại Vĩnh Long
Đặt tên cho công ty đúng theo quy định
- Tên doanh nghiệp thành lập mới bắt buộc phải có đủ 2 yếu tố là tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp
- Tên loại hình doanh nghiệp có thể được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn; có thể viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với loại hình công ty cổ phần; có thể viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với loại hình công ty hợp danh; có thể viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân;
- Tên riêng của doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, ký hiệu và các chữ số
- Đặt tên cho công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty đã được đăng ký trước đó
Lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở chính công ty
- Để đảm bảo công ty mới được thành lập có thể được phát hành hóa đơn, doanh nghiệp không được đặt trụ sở chính chung cư ở nhà tập thể, nhà chung cư không có chức năng kinh doanh
- Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng, thuê, mượn nhà của người thân bạn bè để đặt trụ chính công ty
Lựa chọn loại hình công ty phù hợp
- Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2020 ghi nhận các loại hình công ty sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần.
- Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định và không có loại hình doanh nghiệp nào là tối ưu hoàn toàn. Do vậy, nhà đầu tư nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất theo mục đích kinh doanh riêng của mình (Căn cứ vào quy mô sản xuất, số vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh,…) để phát huy tốt nhất ưu điểm của loại hình đó.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp
- Hiện nay, Luật doanh nghiệp không cấm hay hạn chế doanh nghiệp đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh ( trừ những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện). Doanh nghiệp nên đăng ký cả những ngành nghề mình dự kiến hoạt động kinh doanh để tránh việc phải đăng ký bổ sung sau này
- Tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng trọng tâm, mục tiêu thì nhà đầu tư nên lựa chọn những ngành nghề mà mình sẽ trực tiếp kinh doanh. Điều này sẽ gây được thiện cảm hơn cho khách hàng, đối tác của mình khi nhìn vào danh sách ngành nghề kinh doanh, hay tra cứu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Quy trình, thủ tục thành lập công ty tại Vĩnh Long
Các loại giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để thành lập công ty
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp dự kiến thành lập
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập (đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ công ty hợp danh/ công ty cổ phần)
- Bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ thẻ căn cước công dân) của thành viên/ cổ đông công ty là cá nhân, người đại diện theo pháp luật công ty;
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của thành viên/ cổ đông công ty là tổ chức (giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp/ đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận hoạt động) kèm theo giấy tờ pháp lý của người đại diện phần vốn góp của tổ chức tại doanh nghiệp.
- Quyết định góp thành lập công ty đối với thành viên/cổ đông công ty là tổ chức;
- Một số loại tài liệu khác trong những trường hợp cần thiết
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác đại diện làm thủ tục thành lập doanh nghiệp
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty trực tiếp hoặc thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long
Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính Tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty có yêu cầu. Trong trường hợp từ chối cấp, phòng đăng ký kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Dịch vụ đăng ký thành lập công ty tại Vĩnh Long của Luật INNOSIGHT
- Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty Hợp danh hoặc Doanh nghiệp tư nhân, lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở, kê khai vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng
- Tư vấn các điều kiện, hướng dẫn việc chuẩn bị giấy tờ, tài liệu cần thiết để thành lập công ty;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty;
- Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ đăng ký kinh doanh, Giấy phép con, làm con dấu tròn công ty, thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty, dịch vụ tư vấn pháp luật kế toán- thuế, mở tài khoản ngân hàng, các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,…;
- Tư vấn đầy đủ các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật INNOSIGHT về thành lập công ty tại Vĩnh Long. Vĩnh Long là một địa phương rất phát triển về trồng các cây lương thực, trái cây, bên cạnh đó, đây cũng là địa phương miền sông nước rất có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Đây là những ưu điểm vượt trội để các doanh nghiệp có thể nắm bắt để đầu tư kinh doanh. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng để được trợ giúp