Với nền kinh tế phát triển ngày càng hội nhập thì nhu cầu mở rộng quy mô của các công ty ngày một nhiều hơn. Hồ sơ thủ tục và dịch vụ tăng vốn điều lệ theo luật mới hiện hành cần những gì? Và đến và lựa chọn dịch vụ tại Innosight bạn được những ưu đãi gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn tổng quát nhất những vấn đề về tăng vốn điều lệ mà khách hàng quan tâm.
Thế nào là vốn điều lệ
Trước tiên để tìm hiểu hồ sơ thủ tục và dịch vụ tăng vốn điều lệ chúng ta cần hiểu thế nào là vốn điều lệ, và vốn điều lệ này dùng để làm gì.
Căn cứ theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã cam kết góp hoặc tổng số cố phần đã bán, được đăng ký.
Đối với các doanh nghiệp vốn điều lệ chính là cơ sở để chia lợi nhuận cũng như các rủi ro khi gặp phải, là vốn đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như công ty trong hoạt động chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, vốn điều lệ còn tạo niềm tin đối với khách hàng.
Tăng vốn điều lệ để làm gì?
Trong hồ sơ thủ tục và dịch vụ tăng vốn điều lệ, chúng ta cần biết được các lợi ích của việc tăng vốn điều lệ. Trong đó các mục đích chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Việc tăng vốn điều lệ giúp mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất của công ty đối với thị trường kinh tế.
- Tăng hạn mức vay ngân hàng và tăng độ tin tưởng của doanh nghiệp đối với đối tác, phát triển công ty.
- Ngoài ra việc tăng vốn điều lệ còn giúp doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp có vốn để đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực mới.
Hồ sơ thủ tục tăng vốn điều lệ cho các loại hình công ty
Việc tìm hiểu về hồ sơ thủ tục và dịch vụ tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề mà nhiều người tâm nhất. Tùy vào mỗi loại hình công ty khác nhau sẽ có các hình thức tăng vốn điều lệ cũng như hồ sơ khác nhau:
Các hình thức tăng vốn điều lệ:
Công ty TNHH 1 thành viên:
Căn cứ theo Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên có các thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp như:
- Chủ sở hữu muốn tăng quy mô nên đầu tư thêm vốn.
- Chủ sở hữu kêu gọi, huy động thêm vốn đầu tư vốn góp của người khác.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Căn cứ Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH hai thành viên có thể tăng vốn, mở rộng quy mô trong các trường hợp như:
- Thành viên tăng vốn góp
- Tiếp nhận thêm vốn góp của các thành viên mới có nhu cầu (tối đa 50 thành viên)
- Tài sản công ty tăng nên điều chỉnh vốn điều lệ tương ứng.
- Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu là lần đầu đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh)
Công ty cổ phần
Căn cứ Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần có thể thực hiện các cách sau để tăng vốn điều lệ như:
- Chào bán cổ phần cho cổ đông đang trong công ty.
- Chào bán cổ phần riêng lẻ;
- Chào bán cổ phần ra công chứng.
- Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu là lần đầu đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh)
Như vậy hiện nay theo quy định của pháp luật có ba loại hình doanh nghiệp có thể thực hiện tăng vốn điều lệ của công ty và tùy thuộc vào từng loại hình mà có các hình thức khác nhau.
Hồ sơ thủ tục tăng vốn điều lệ
Công ty TNHH 1 thành viên
Để tăng vốn điều lệ, công ty TNHH 1 thành viên cần những hồ sơ như sau:
- Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh theo mẫu;
- Quyết định của chủ doanh nghiệp về việc tăng vốn điều lệ của công ty;
- Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục trong trường hợp không tự mình thực hiện.
Đặc biệt trong trường hợp nếu công ty TNHH 1 thành viên muốn nhận thêm vốn góp của thành viên mới, khi đó công ty vượt quá là một người làm chủ sở hữu vì vậy cần chuyển đổi sang công ty TNHH 2 thành viên.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Tương tự như công ty TNHH 1 thành viên công ty TNHH 2 thành viên ngoài Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh cần bổ sung các giấy tờ như:
- Quyết định tăng vốn điều lệ của hội đồng thành viên;
- Biên bản họp của hội đồng thành viên;
- Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp tiếp nhận thêm thành viên mới.
- Chứng thực photo giấy tờ cá nhân của thành viên mới.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp không tự mình thực hiện.
Công ty cổ phần
So với loại hình TNHH, công ty cổ phần có sự quản lý chặt chẽ hơn của pháp luật, nên hồ sơ cũng phức tạp hơn:
- Giấy đề nghị thay đổi
- Quyết định tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông;
- Biên bản họp tăng vốn của Đại hội đồng cổ đông;
- Giấy xác nhận việc góp vốn trong trường hợp có thành viên mới.
- Chứng thực giấy tờ cá nhân của thành viên mới và giấy ủy quyền nếu như không tự mình thực hiện.
Dịch vụ tăng vốn điều lệ tại Innosight
Khi đến với hồ sơ thủ tục và dịch vụ tăng vốn điều lệ của Innosight, quý khách hàng sẽ được:
- Tư vấn chi tiết hình thức, điều kiện tăng vốn điều lệ phù hợp với loại hình công ty mà khách hàng đang kinh doanh;
- Chuẩn bị và soạn thảo đầy đủ hồ sơ tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật;
- Thay mặt doanh nghiệp nộp và thực hiện thủ tục tăng vốn tại các cơ quan có thẩm quyền.
- Theo dõi quá trình và cập nhật thực hiện tăng vốn của doanh nghiệp.
- Tiếp nhận kết quả và đưa tận tay kết quả cho khách hàng.
- Luôn đồng hành và đi cùng khách hàng trong việc cập nhật và các thủ tục pháp lý về sau.
Trên đây là toàn bộ bài tư vấn của Innosight về hồ sơ thủ tục và dịch vụ tăng vốn điều lệ. Khách hàng quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên lạc qua các thông tin sau:
- Hotline: 0961349060
- Email: Innosightlaw@gmail.com
Bạn đang xem bài viết “Hồ sơ thủ tục và dịch vụ tăng vốn điều lệ nhanh gọn trong năm 2021” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp”