Các tổ chức, doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng hàng hóa, thực phẩm, dịch vụ ăn uống, nhà hàng bên cạnh việc thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền, tổ chức cần thực hiện việc xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Một câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra là khi nào thì các tổ chức, doanh nghiệp phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm? Điều kiện cần đáp ứng để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Để trả lời các câu hỏi trên, sau đây hãy cùng Luật INNOSIGHT tìm hiểu về chủ đề giấy phép an toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý của thủ tục làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm
- Thông tư số 279/2016/TT-BTC quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các đối tượng phải làm thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là các cơ sở xử lý, chế biến thực phẩm để bán cho khách hàng ăn uống ngay tại chỗ.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ đồ ăn, đồ uống cố định bất cứ trong phạm vi một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh mặt hàng thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở bán thực phẩm và cơ sở dịch vụ ăn uống
- Cửa hàng ăn hay còn được gọi là tiệm ăn là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc phục vụ cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, bún, phở, cháo, miến,…).
- Các cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm là các cơ sở chỉ có mục đích bán thực phẩm ( hay còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ.
- Quán ăn bao gồm các cơ sở ăn uống nhỏ lẻ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, thường được bố trí ở dọc đường, có tính bán cơ động tại các địa điểm công cộng, trên hè phố,…
- Nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống là các cơ sở phục vụ ăn uống, thường phục vụ từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
- Chợ là nơi để mọi người đến mua, bán hàng hóa thực phẩm theo những ngày, buổi nhất định.
- Căng tin là địa điểm bán hàng điểm tâm, quà bánh, giải khát và ăn uống trong phạm vi nội bộ.
- Siêu thị là các địa điểm rất lớn, bán tất cả các loại thực phẩm và hàng hóa
- Nhà ăn tập thể hoặc bếp ăn tập thể là cơ sở được dùng làm nơi ăn uống cho tập thể, bao gồm cả nấu nướng, chế biến tại chỗ.
- Hội chợ là nơi tổ chức giới thiệu, trưng bày, thi, đánh giá chất lượng hàng hóa, sản phẩm
Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để thực hiện xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo mẫu thống nhất được ban hành
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tiến hành việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, thực phẩm do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận về việc đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Trình tự thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép
- Tổ chức, cá nhân sản xuất ,kinh doanh hàng hóa, thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
- Khi hồ sơ đã đầy đủ hợp lệ, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở. Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản kiểm tra thực tế.
- Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện của cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu doanh nghiệp đã đáp ứng đủ điều kiện thì có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối
- Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra cơ sở trên thực tế lần tiếp theo (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả kiểm tra vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề nghị đình chỉ hoạt động của cơ sở
Hậu quả khi cơ sở không xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Nếu như cơ sở kinh doanh đã đi vào hoạt động mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền; thậm chí bị đình chỉ hoạt động và phải đóng cửa cơ sở theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cơ sở còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung; như tịch thu các loại giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa, giấy tờ giả hoặc các các loại giấy tờ không hợp lệ.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; ăn uống nếu có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu đủ yếu tố cấu thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu như gây ra thiệt hại thì phải bồi thường; và khắc phục hậu quả theo các quy định của pháp luật.
- Nhận thấy được tầm quan trọng của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; mỗi doanh nghiệp, cá nhân khi kinh doanh thực phẩm, ăn uống cần tự chuẩn bị cho cơ sở của mình đủ các điều kiện; và tiến hành việc việc xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để đảm bảo hoạt động kinh doanh, buôn bán của cơ sở mình được thuận lợi và phát triển.
Thành phần hồ sơ INNOSIGHT soạn thảo để xin cấp phép cho quý khách
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo các thông tin khách hàng cung cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm, ăn uống (bản sao có xác nhận cơ sở kinh doanh)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở kinh doanh)
- Giấy xác nhận về việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống
- Giấy xác nhận đảm bảo sức khỏe để thực hiện công việc của chủ cơ sở và của người trực tiếp tiến hành việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật INNOSIGHT về chủ đề giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay theo quy định của pháp luật thì kinh doanh ngành nghề ăn uống, thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chính vì vậy, bên cạnh việc thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu như khách hàng còn có bất cứ thắc mắc nào về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng để được trợ giúp.
Bạn đang xem bài viết “Thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm 2021” tại mục “Giấy phép” trên website Innosightlaw.