Mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa thuộc danh mục do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành quy định về hàng hóa bắt buộc phải đăng ký chất lượng thì phải tiến hành đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm hàng hóa theo đúng trình tự quy định của pháp luật trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa ra lưu thông trên thị trường. Một câu hỏi được đặt ra là quy trình để đăng ký kiểm định chất lượng sản phẩm được pháp luật quy định như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, xin mời bạn đọc cùng Luật INNOSIGHT tìm hiểu về chủ đề cách đăng ký kiểm định chất lượng sản phẩm.
Khái niệm về kiểm định chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, sản phẩm, hàng hóa là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lời. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường kinh doanh, tiêu dùng thông qua hoạt động trao đổi, tiếp thị, mua bán. Kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình, thủ tục nhất định nhằm đánh giá và xác định sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với các yêu cầu, quy định trong quy chuẩn, kỹ thuật tương ứng.
- Bản đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hoá là văn bản pháp quy về kỹ thuật để các cơ sở sản xuất thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa khách hàng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Căn cứ để xác định cách đăng ký chất lượng sản phẩm
- Các tiêu chuẩn quốc gia áp dụng bắt buộc
- Các tiêu chuẩn quốc gia và những tiêu chuẩn khác (kể cả của nước ngoài) mà cơ sở đăng ký áp dụng tự nguyện;
- Các quy định về chất lượng hoặc tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở tự xây dựng nên
- Nhãn sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo: Nhãn sản phẩm phải được in, gắn lên sản phẩm hoặc bao bì của từng đơn vị sản phẩm, bao gói hàng hoá. Trên nhãn sản phẩm thì có thể in nhãn hiệu sản phẩm và nộp nhãn sản phẩm này nhưng không thay thế cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, hàng hoá.
Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
- Bản đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hoá (do cơ sở tự tiến hành kê khai) (theo mẫu thống nhất được ban hành);
- Các tiêu chuẩn hoặc quy định có liên quan về chất lượng;
- Mẫu nhãn sản phẩm, hàng hóa (có đóng dấu của cơ sở sản xuất kinh doanh);
- Bản hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm, hàng hóa (nếu có).
Nội dung nhãn sản phẩm phải đảm bảo:
Nhãn sản phẩm, hàng hóa cần thể hiện được cá công dụng, đặc tính và nguồn gốc của sản phẩm, hàng hoá như:
- Tên sản phẩm, hàng hóa;
- Tên cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Số đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Các đặc tính quan trọng của hàng hoá: quy cách, khối lượng, các chỉ tiêu và mức chất lượng chính, dung tích cũng như số lượng hàng hoá có trong một đơn vị bao gói;
- Thời hạn bảo hành sản phẩm, hàng hóa (nếu có);
- Thời điểm sản xuất, thời hạn sử dụng (đối với sản phẩm, hàng hoá có thời hạn sử dụng nhất định)
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểm định sản phẩm
- Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng khu vực có trách nhiệm cấp đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc Trung ương quản lý và của tất cả các xí nghiệp liên doanh được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; đồng thời có thể uỷ quyền cho các Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng cấp đăng ký chất lượng cho một số sản phẩm, hàng hoá của cơ sở sản xuất thuộc Trung ương quản lý đang đóng tại địa phương.
- Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng của tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh do địa phương quản lý và các cơ sở được các Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng khu vực uỷ quyền.
Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi thực hiện đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ được phép bàn giao cho khách hàng những sản phẩm, hàng hoá đạt mức chất lượng đã tiến hành đăng ký. Trong trường hợp hàng hóa không đạt mức chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì cơ sở phải báo cáo với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng và yêu cầu đăng ký lại, nhưng vẫn phải bảo đảm các quy định đối với các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn quốc gia áp dụng bắt buộc và các quy định khác về điều kiện vệ sinh, an toàn và môi trường.
- Khi thay đổi nhãn sản phẩm, hàng hóa các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đăng ký bổ sung với cơ quan đã cấp đăng ký chất lượng. Người chủ nhãn sản phẩm có trách nhiệm quản lý sản phẩm, hàng hóa của mình trong việc in ấn và sử dụng.
- Nếu các cơ sở sản xuất kinh doanh không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc có hành vi gian lận trong việc đăng ký chất lượng như sản xuất những hàng hoá có mức chất lượng thấp hơn so với mức đã đăng ký, vi phạm trong việc in ấn và sử dụng nhãn sản phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Mức phí đăng ký kiểm định chất lượng hàng hóa, sản phẩm
Tùy vào loại sản phẩm, hàng hóa đăng ký chất lượng và số lượng mỗi lần đăng ký mà việc đăng ký kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa có những mức phí khác nhau.
Hiệu lực của kết quả đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Thời hạn 05 năm đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (gồm: ISO/ HACCP/ 22000/ chứng chỉ tương đương)
- Thời hạn 03 năm với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà không có các chứng chỉ nêu trên.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật INNOSIGHT về chủ đề cách đăng ký kiểm định chất lượng sản phẩm. Hiện nay việc đăng ký kiểm định chất lượng là bắt buộc để sản phẩm, hàng hóa được lưu thông trên thị trường. Khách hàng có thể căn cứ vào các thông tin chúng tôi đã cung cấp để thực hiện việc đăng ký kiểm định chất lượng được chính xác, nhanh chóng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến đường dây nóng của chúng tôi để được trợ giúp.