Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, ngành nghề sản xuất may mặc là ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện. Để được thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp pháp, chủ đầu tư chỉ cần thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất may mặc tại cơ cơ quan đăng ký kinh doanh. Vậy thủ tục đăng ký công ty sản xuất may mặc được pháp luật quy định như thế nào? Khi đăng ký công ty sản xuất may mặc cần chuẩn bị các thông tin gì? Để trả lời các câu hỏi trên, hãy cùng Luật INNOSIGHT tìm hiểu thông qua bài viết với chủ đề thành lập công ty sản xuất may mặc

Các thông tin cần chuẩn bị để thành lập công ty sản xuất may mặc
Đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp cho công ty
- Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, công ty mong muốn kinh doanh ngành, nghề nào thì phải tiến hành đăng ký ngành, nghề đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc kinh doanh ngành nghề không được đăng ký là vi phạm pháp luật doanh nghiệp.
- Căn cứ pháp lý để doanh nghiệp lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh là dựa vào Danh sách hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam được ban hành tại Phụ lục I Kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Nếu doanh nghiệp muốn kinh doanh các ngành, nghề không được quy định trong Phụ lục nêu trên thì phải căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên ngành để trích dẫn.
- Công ty có thể tham khảo các ngành nghề kinh doanh sau: Sản xuất vải dệt thoi (1312); Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác (1321); Sản xuất thảm, chăn đệm (1323); May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) (1410); Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc (1430); Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm (1512); Sản xuất sợi (1311); Hoàn thiện sản phẩm dệt (1313); Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu (1329); Sản xuất sản phẩm từ da lông thú (1420); Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép (4641); Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm (1512);….
Cách đặt tên công ty đúng theo quy định pháp luật
Khi đặt tên công ty thì cần phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp hoặc không dây nhầm lẫn với công ty khác, không thuộc trường hợp cấm của luật. Ví dụ công ty có thể đặt tên bằng những từ như: Công ty TNHH may mặc,… tên công ty khách hàng có thể thêm các thông tin về ngành, nghề kinh doanh để có thể định hình được sản phẩm, dịch vụ của công ty ngay khi khách hàng đọc lên. Việc đặt tên công ty tuyệt đối không được trùng và có thể đặt tên công ty sản xuất may mặc bằng tiếng Anh, hoặc tên viết tắt để thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch của công ty trong kinh doanh.
Góp vốn mở công ty
Việc góp vốn công ty được thực hiện trong thời hạn bao lâu? Góp vốn điều lệ công ty bằng tài sản gì? Việc góp vốn phải được thực hiện trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tài sản chủ đầu tư góp vốn có thể bằng đồng Việt Nam, hoặc bất động sản, ngoại tệ tự do chuyển đổi,…
Đặt địa chỉ làm trụ sở chính công ty
Vào thời điểm mới thành lập công ty ban đầu, khách hàng nên đặt tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí để dành vốn tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp, cho nên khách hàng có thể đặt địa chỉ trụ sở chính công ty tại nhà, bạn bè,người thân, hoặc thuê văn phòng giá rẻ để tiết kiệm tối đa chi phí. Địa chỉ công ty cần phải chính xác, rõ ràng, một địa chỉ trên thực tế có thể đặt được nhiều công ty.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho công ty sản xuất may mặc
Theo Luật doanh nghiệp 2020, ở Việt Nam hiện nay phân chia thành 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: Công ty may mặc TNHH Một Thành Viên, Công ty TNHH may mặc Hai Thành Viên trở lên, Công ty Hợp Danh,… Luật doanh nghiệp đã quy định rõ ràng đặc điểm, tính chất, quy mô, quyền hạn, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu, nhược điểm riêng của mình, chính vì vậy công ty phải căn cứ vào quy mô, định hướng phát triển của mình để lựa chọn loại hình doanh nghiệp để hoạt động cho phù hợp
Lựa chọn người đại diện pháp luật công ty sản xuất may mặc
Người đại diện theo pháp luật của công ty sản xuất, may mặc là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong mọi giao dịch nên đây là chức danh quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Cho nên công ty sản xuất may mặc cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật của mình phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty hoặc kinh nghiệm quản lý để điều hành doanh nghiệp, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng chuyên môn cũng như về kỹ năng quản lý. Tuy nhiên sau khi thành lập công ty, công ty vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty sản xuất may mặc

Giấy tờ, tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu thống nhất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Dự thảo Điều lệ công ty sản xuất may mặc
- Danh sách thành viên/ cổ đông công ty sản xuất may mặc ( đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần)
- Danh sách cổ đông sáng lập kèm theo danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện phần vốn góp của tổ chức theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
Bản sao chứng thực các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân (thẻ CCCD/ CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực) đối với trường hợp thành viên/ cổ đông công ty là cá nhân;
- Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ pháp lý tương đương khác có giá trị tương đương kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện phần vốn góp của tổ chức tại doanh nghiệp sản xuất may mặc đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Giấy phép đầu tư vào Việt Nam đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi chủ đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Văn bản ủy quyền cho người khác làm đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính
Công ty sản xuất may mặc nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự kiến đặt trụ sở chính
Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
Tối đa 3 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cấp đăng ký kinh doanh cho công ty sản xuất may mặc
Trên đây là toàn bộ bài phân tích của chúng tôi về chủ đề thành lập công ty sản xuất may mặc. Theo quy định hiện hành, ngành nghề sản xuất may mặc không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chính vì vậy, khi mong muốn thành lập, nhà đầu tư chỉ cần thực hiện các thủ tục thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Nếu như còn có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến đường dây nóng của Luật INNOSIGHT để được tư vấn.
Bạn đang xem bài viết “Trình tự thủ tục thành lập công ty sản xuất may mặc 2021” tại mục “Khởi nghiệm” trên website Innosightlaw.