Ngày nay, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong các hình thức đầu tư phổ biến trên toàn cầu. Ở Việt Nam, pháp luật đã tạo nhiều điều kiện mở cửa hội nhập thu hút đầu tư cùng các chính sách thuế ưu đãi nhất định, các quy định pháp luật phù hợp. Vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài có ưu thế gì? Có các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nào ở nước ta hiện nay? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( viết tắt là FDI ) là hình thức đầu tư dài hạn được thực hiện bởi cá nhân hay công ty thuộc quốc gia này vào hoạt động lợi ích kinh doanh của quốc gia khác trên phương thức thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài thực hiện việc đầu tư đó có quyền nắm quyền chi phối, quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi có sự đầu tư tài sản vào một nước khác( nước nhận được đầu tư) của một nhà đầu tư nước ngoài (nước của nhà đầu tư), chủ đầu tư có được tài sản tại nước thu hút đầu tư cùng với quyền quản lý tài sản đó một cách hợp pháp.
Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có các đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Đầu tư trực tiếp gắn liền với việc di chuyển, vận động nguồn vốn, các thiết bị kỹ thuật, công nghệ và các tài sản khác từ nước này sang nước khác. Hệ quả là gia tăng khối lượng tài sản của nước được đầu tư và giảm bớt khối lượng tài sản của nước chủ đầu tư;
- Thứ hai: Hoạt động đầu tư trực tiếp được thực hiện bằng cách chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các doanh nghiệp liên doanh với công ty trong nước. Ngoài ra hoạt động đầu tư trực tiếp còn được thực hiện thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty thuộc nước thu hút đầu tư; mua lại các doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp, sáp nhập hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp, từ đó nắm quyền kiểm soát và quản lý doanh nghiệp tại nước được đầu tư;
- Thứ ba: Chủ đầu tư nước ngoài nắm đầu tư một lượng lớn tài sản vào doanh nghiệp, thành lập doanh lập doanh nghiệp, nên có khả năng kiểm soát và điều hành quá trình vận động của nguồn vốn. Chủ đầu từ tham gia trực tiếp hoạt động doanh nghiệp;
- Thứ tư: Chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia trực tiếp hoạt động doanh nghiệp;
- Thứ năm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu ảnh hưởng. sự điều tiết của nền kinh tế thị trường trên quy mô toàn cầu, nhưng lại ít chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước.
- Thứ sáu: Đầu tư nước ngoài được thực hiện mới mục đích chính là lợi nhuận cao nhất có thể.
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài:
Khi thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thường được ưu ái lựa chọn hơn cả thông qua các hình thức công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,… Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài phải chịu sự kiểm soát của pháp luật nước nhận đầu tư (nước sở tại). Nhà đầu tư nước ngoài phải tự quản lý các hoạt động của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Ưu điểm của doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài:
- Nước được đầu tư không phải bỏ vốn nên có thể tránh được những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
- Nhà đầu tư chủ động đầu tư cả về công nghệ, kỹ thuật các trang thiết bị hiện đại nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao
Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Trong giai đoạn đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, việc liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước là hình thức được sử dụng rộng rãi. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập tại nước được đầu tư trên cơ sở thiết lập hợp đồng liên doanh được cam kết, thỏa thuận giữa các bên hợp tác để đầu tư kinh doanh tại nước được đầu tư.
Hoạt động của doanh nghiệp liên doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố của nước được đầu tư như yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tình trạng pháp luật,….
Ưu điểm của hình thức doanh nghiệp liên doanh:
- Giải quyết tình trạng thiếu vốn mà không xoay sở được các nguồn vốn khác trong nước,
- Chia sẻ, giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh;
- Có cơ hội hội nhập các thiết bị công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm;
- Tạo cơ hội học tập kinh nghiệm về cách làm việc, quản lý của nước ngoài;
- Nhà nước được đầu tư có thể dễ dàng trong việc kiểm soát được đối tác nước ngoài.
- Góp phần tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của nước được đầu tư
Hợp đồng BOT, BTO, BT
BOT là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở ký kết hợp đồng giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước được đầu tư để xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định.
BTO và BT là các hình thức đầu tư phái sinh của hình thức BOT.
Ưu điểm: thu hút nguồn vốn đầu tư lớn vào những dự án kết cấu hạ tầng, thu hồi vốn trong thời gian dài, giảm áp lực vốn cho ngân sách nhà nước của nước được đầu tư. Ngoài ra, nước sở tại có thể tập trung các nguồn lực vốn khác để phát triển kinh tế nhà nước tuy nhiên độ rủi ro của hình thức đầu tư này khá cao, đặc biệt là các rủi ro về chính sách.
Hình thức đầu tư bằng cách mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở nước được đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán nước được đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước được đầu tư thông qua việc mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế nhưng phải đảm bảo đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của doanh nghiệp. Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định tỷ lệ này là 30%
Ưu điểm: thu hút vốn nhanh, phục hồi hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng
Trong nền kinh tế phát triển, hội nhập kinh tế toàn cầu, đầu tư nước ngoài là một hình thức rất được ưu ái, là một giải pháp tốt nhất để giúp nền kinh tế nước nhà có những bước chuyển mình cả về kinh tế – tài chính, khoa học- kỹ thuật. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào chưa rõ, liên hệ ngay với Luật Innosight để được các chuyên viên chuyên nghiệp tư vấn qua sđt: 0961 349 060.
Bạn đang xem bài viết “Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài về thực trạng & Đặc điểm” tại chuyên mục “Kiến thức tổng hợp”