An Giang là một trong các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long một trong các khu vực phát triển về các hoạt động công nghiệp chế biến. Đặc biệt những năm gần đây do sự phát triển không ngừng của hoạt động phát triển kinh tế nên nhu cầu thành lập công ty tại An Giang ngày càng nhiều. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm bắt được quy trình cũng như các vấn đề cần thiết để thành lập công ty tại An Giang. Qua bài viết dưới đây Innosight sẽ giúp đỡ bạn giải đáp mọi thắc mắc trên.
Vị trí địa lý của An Giang
Vì sao nhu cầu thành lập công ty tại An Giang ngày càng tăng, chúng ta cùng phải xem xét đến vị trí cũng như điều kiện phát triển kinh tế tại khu vực này. An Giang là một tỉnh có vị trí đặc biệt với diện tích lớn, đứng thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. An Giang có vị trí địa lý đặc biệt ở chỗ khi phía đông thì giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây nam thì giáp với Kiên Giang và phía bắc với tây bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km.
Có thể thấy Kiên Giang là nơi thuận tiện cho việc phát triển các hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản, giao thương buôn bán với Campuchia. Ngoài ra hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ phù hợp với định hướng hướng của nhà nước, tạo điều kiện phát triển không ngừng.
Quy trình thành lập công ty tại An Giang
Để thành lập công ty tại An Giang, khách hàng cần chuẩn bị các vấn đề sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin và chú ý các vấn đề cần thiết trước khi thành lập công ty tại An Giang.
Chọn loại hình công ty cho phù hợp
- Theo quy định của pháp luật thì hiện nay có tới 3 loại hình công ty mà khách hàng có thể chọn lựa bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần.
- Trong đó công ty cổ phần yêu cầu ít nhất có 3 thành viên sáng lập cho công ty và đây là loại hình công ty tiêu biểu của tính chất đối vốn, phù hợp với các cá nhân muốn thành lập công ty quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh cần nhiều vốn.
- Công ty TNHH gồm 2 loại hình nhỏ là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Đều có tính chất giống nhau, trung hòa giữa công ty hợp danh và công ty cổ phần. Quy mô nhỏ hơn công ty cổ phần và có thể dễ dàng quản lý cũng như kiểm soát hơn.
- Công ty hợp danh là công ty đối nhân cần có ít nhất 2 người cùng tiến hành thành lập doanh nghiệp và thường các thành viên hợp danh này là người quen biết của nhau. Với tính chất đối nhân nên các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm với nhau, tạo được nhiều niềm tin hơn đối với khách hàng.
Chọn tên công ty đúng theo quy định pháp luật
Việc chọn tên công ty cũng là các vấn đề quan trọng khi tiến hành thành lập công ty tại An Giang. Tên công ty cũng như là bộ mặt của doanh nghiệp đó, bên cạnh yếu tố hay dễ nhớ thì còn phải đúng đủ theo quy định của pháp luật. Tên công ty hiện nay yêu cầu cần phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, không trùng với các tên công ty đã đăng ký trước đó hoặc trùng với tên các cơ quan nhà nước. Ngoài ra khi đặt tên công ty cũng cần chưa hai yếu tố đó là loại hình doanh nghiệp mà khách hàng định chọn và tên riêng tùy theo sở thích mong muốn của khách hàng.
Tra cứu đúng mã ngành nghề kinh doanh
Hiện nay mã ngành nghề kinh doanh được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg được thể hiện từ mã ngành cấp 1 đến cấp 5. Theo đó quy định của pháp luật yêu cầu khi đăng ký mã ngành nghề cần ghi mã ngành cấp 4 sau đó tiến hành diễn giải mã ngành cấp 5 nếu như mà ngành cấp 4 bao gồm nhiều ngành và quy định chung chung.
Việc chọn đúng mã ngành nghề kinh doanh theo ý định của mình sẽ tránh các trường hợp rủi ro về kinh doanh sai ngành nghề, có thể bị tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra khi áp mã ngành nghề kinh doanh cũng cần chú ý xem đó có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không, việc không đáp ứng đủ điều kiện cũng khiến cho việc kinh doanh không được thực hiện trên thực tế.
Lựa chọn vốn điều lệ, trụ sở công ty
Để tiến hành thành lập công ty tại An Giang một cách thuận lợi thì chủ sở hữu cũng cần chú ý trong việc lựa chọn vốn điều lệ, đặc biệt là các ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định cụ thể như khi kinh doanh bất động sản vốn pháp định là 20 tỷ. Điều này đồng nghĩa khi đăng ký vốn điều lệ trong hồ sơ thì vốn ít nhất cũng phải là 20 tỷ trở lên.
Ngoài ra cũng cần chú ý tới chọn trụ sở công ty bởi đây sẽ là nơi liên lạc, giao dịch trực tiếp của công ty với các cơ quan có thẩm quyền và với các đối tác kinh doanh.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đầy đủ theo loại hình công ty lựa chọn
Sau khi đã chuẩn bị được các thông tin cần thiết trên, chủ sở hữu cần chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu được kèm theo của nhà nước.
- Giấy tờ pháp lý cá nhân hợp lệ của chủ sở hữu doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật.
- Trong trường hợp có thành viên góp vốn thì cần bổ sung thêm giấy tờ pháp lý của các thành viên đó kèm theo danh sách.
- Điều lệ công ty theo quy định của luật doanh nghiệp 2020.
- Văn bản đảm bảo vốn pháp định của nhà nước có thẩm quyền.
- Bản sao chứng chỉ hành nghề theo quy định về các ngành nghề có điều kiện đưa ra.
- Văn bản ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức khác nếu doanh nghiệp không tự mình thực hiện.
Trong đó khi điền giấy đề nghị đăng ký kinh doanh cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:
- Thông tin cơ bản của người đại diện theo pháp luật như tên họ, nơi ở, nơi thường trú, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc giấy tờ cá nhân hợp lệ khác,
- Trụ sở chính của công ty, tên công ty có thể bao gồm cả tên tiếng anh và viết tắt.
- Ngành nghề kinh doanh sau đó tích chọn ngành nghề kinh doanh chính.
- Thông tin về hạch toán thuế, đóng bảo hiểm xã hội cũng như số người lao động dự kiến thuế,…
Bước 3: Nhận kết quả và tiến hành các thủ tục sau khi thành lập công ty
Sau 03 – 05 ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, sở kế hoạch và đầu tư tiến hành trả kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp kèm mã số thuế, mã số doanh nghiệp. Nhiệm vụ của chủ sở hữu là tiến hành thủ tục khắc dấu công ty, mở tài khoản ngân hàng và tiến hành thủ tục kê khai thuế ban đầu.
Ưu điểm khi thành lập công ty tại An Giang
Việc thành lập công ty ở An Giang sẽ có nhiều ưu điểm hơn so các loại hình doanh nghiệp khác gồm:
- Có tư cách pháp nhân có thể nhân danh công ty đi đầu tư, mở các công ty khác. Được sử dụng con dấu, chữ ký số và chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn (trừ công ty hợp danh).
- Có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn tiến đến việc phát triển kinh tế thu lợi nhuận cũng nhiều hơn so với hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Kéo theo đó có thể tiến hành thế chấp các tài sản của công ty để vay vốn ngân hàng trong các trường hợp cần thiết.
- Tạo dựng thương hiệu tốt hơn, nhiều người biết đến công ty hơn, dễ dàng tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Như vậy trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề thành lập công ty tại An Giang. Nếu như khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc quan tâm và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bên công ty chúng tôi, hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 0961349060
- Gmail: Innosightlaw@gmail.com
Bạn đang xem bài viết “Thành lập công ty tại An Giang giá rẻ, nhanh gọn chỉ trong 1 ngày” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp”