Khi làm việc, tất cả mọi người đều tiến hành kỳ kết hợp đồng với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng. Vậy làm sao để có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật? Làm sao để không vi phạm quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Những trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng
Hiện nay, Bộ luật lao động năm 2012 đã có những quy định về trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong 7 trường hợp sau:
Khi các điều khoản của hợp đồng không được thực hiện
Trong các trường hợp sau đây thì bên phía người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương tự chấm dứt hợp đồng, theo các điều khoản đã ghi rõ:
- Thứ nhất, người lao động không được bố trí vị trí làm việc theo đúng công việc, địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, khi điều kiện làm việc không đảm bảo như trong hợp đồng, người lao động cũng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Thứ hai, người lao động không được trả lương đầy đủ cũng như không được trả lương đúng hạn theo những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Người lao động gặp rủi ro nơi làm việc hoặc gặp khó khăn
Nhiều trường hợp về việc người lao động gặp một số rủi ro sau đây sẽ có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định:
- Thứ ba, người lao động bị ngược đãi, bị quấy rối tình dục hoặc bị cưỡng bức khi làm việc hoặc trong môi trường làm việc.
- Thứ tư, gia đình hoặc chính bản thân người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Mà khó khăn đó đó khiến cho việc thực hiện hợp đồng lao động không thể tiếp tục được nữa.
Người lao động giữ chức vụ mới phục vụ nhân dân, nhà nước
Thứ năm, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cư. Trong trường hợp khi được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước thì người lao động cũng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động cần nghỉ làm để đảm bảo sức khỏe
Ngoài ra, trong các trường hợp sau đây để đảm bảo được sức khỏe của người lao động nên có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng:
- Thứ sáu, lao động nữ mang thai mà cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định phải nghỉ việc để đảm bảo sức khỏe sinh sản. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng này là để đảm bảo vấn đề an toàn cho người lao động.
- Thứ bảy là trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn. Trong đó, họ đã điều trị 90 ngày liên tục (với hợp đồng lao động xác định thời hạn) hoặc ¼ thời gian hợp đồng lao động theo mùa vụ mà sức khỏe chưa phục hồi. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này cũng là nhằm đảm bảo quyền lợi, đảm bảo sự an toàn sức khỏe cho người lao động.
Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào đúng luật hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều lao động. Theo đó, người lao động chỉ đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu thuộc một trong 7 trường hợp luật định.
Bên cạnh đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng người lao động cần báo trước cho người sử dụng lao động. Cụ thể:
- Người lao động phải báo trước ít nhất 3 ngày nếu thuộc vào 3 trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đầu tiên và trường hợp cuối cùng.
- Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì gia đình, bản thân khó khăn hay được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách, bổ nhiệm giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước thì:
- Báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày trong trường hợp hợp động ký kết là hợp đồng xác định thời hạn.
- Báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 03 ngày trong trường hợp hợp đồng lao động là hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc tạm thời dưới 12 tháng.
- Người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động thời hạn theo quy định của Điều 156 Bộ luật Lao động 2012 trong trường hợp lao động nữ mang thai mà cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định phải nghỉ việc để đảm bảo sức khỏe sinh sản.
- Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì cần báo cho người sử dụng lao động trước ít nhất là 45 ngày.
Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải chịu một số chế tài. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chính quyền lợi và công việc mới của bạn sau này. Cụ thể:
- Không được hưởng trợ cấp thôi việc.
- Bồi thường cho người sử dụng lao động ½ tháng tiền lương theo hợp đồng.
- Bồi thường cho người sử dụng lao động số tiền lương ứng với số ngày không báo trước mà tự ý nghỉ.
- Hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Trên đây là một số thông tin về người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào cho đúng luật. Nắm rõ những quy định này sẽ giúp mọi người có thể yên tâm chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải lo lắng về vấn đề bồi thường thiệt hại hay quyền lợi không được đảm bảo,… Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho mọi người tham khảo.
Bạn đang xem bài viết “Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng quyền lợi thế nào” tại chuyên mục “Kiến thức chung”