Một trong những quy trình để thực hiện một dự án đấu thầu hay dự án đầu tư là việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu. Vậy kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào và việc lựa chọn được thực hiện ra sao thì công ty Innosight law chúng tôi sẽ giúp bạn biết được thông qua bài tư vấn dưới đây.
Khái niệm
- Để biết được kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện ra sao thì trước hết cần phải hiểu rõ đấu thầu là gì, kế hoạch cho việc lựa chọn nhà thầu
- Theo quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định đấu thầu được hiểu là việc lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn hay dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
- Kế hoạch cho việc lựa chọn nhà thầu là một bản kế hoạch được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu, là căn cứ để lựa chọn nhà thầu và quyết định để phê duyệt dự án.
- Để đảm bảo hành lang pháp lý chặt chẽ cũng như để lựa chọn được nhà thầu một cách hiệu quả nhà nước đã ban hành rất nhiều quy định về nó. Các quy định đó được công ty chúng tôi tóm tắt qua các mục bên dưới đây.
Nguyên tắc của việc lập kế hoạch
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được lập theo đúng nguyên tắc quy định trong luật đấu thầu.
- Kế hoạch được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm, trường hợp chưa đủ điều kiện để lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì sẽ lập kế hoạch cho việc lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
- Phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu
- Sự phân chia các dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý
- Trường hợp lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu: sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc lập cùng với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hay lập trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Kế hoạch cho việc lựa chọn nhà thầu gồm có kế hoạch lựa chọn đối với dự án và đối với dự toán mua sắm thường xuyên
Đối với dự án căn cứ vào:
- Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư cùng các tài liệu có liên quan. Với những gói thầu cần được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu các đơn vị đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án khi chưa xác định được chủ đầu tư
- Căn cứ vào nguồn vốn cho dự án
- Căn cứ vào các điều ước quốc tế hay các thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính sách, vốn vay ưu đãi
- Căn cứ vào các văn bản pháp lý có liên quan
Đối với mua sắm thường xuyên, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được căn cứ vào:
- Thứ nhất là về tiêu chuẩn, định mức của trang thiết bị, các phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức,…;
- Thứ hai là căn cứ quyết định mua sắm đã được phê duyệt;
- Thứ ba là nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;
- Căn cứ vào các đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành mà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);
- Cuối cùng là dựa vào kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).
Những nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Theo thông tư 10/2015/TT-BKHĐT có quy định cụ thể nội dung, phần công việc trong kế hoạch lựa chọn, gồm có các nội dung như sau:
- Tên gói thầu: phải thể hiện tính chất (xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hỗn hợp), các nội dung cùng phạm vi công việc của gói thầu phù hợp với nội dung nêu trong quyết định phê duyệt dự án.
- Giá gói thầu: được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án
Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn thì giá gói thầu được xác định căn cứ vào dự toán đó để lập
- Đối với gói thầu cung cấp các dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi: giá gói thầu được xác định dựa vào cơ sở báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi; trên cơ sở thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư
- Nếu gói thầu gồm nhiều phần riêng biết thì nêu rõ giá ước tính của từng phần.
- Nguồn vốn
- Các hình thức, phương thức lựa chọn nhà đầu tư: lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế, lựa chọn nhà thầu qua mạng hay không,… Phương thức lựa chọn nhà thầu gồm có phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ; phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
- Thời gian bắt đầu lựa chọn nhà đầu tư
- Loại hợp đồng: gồm có hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian
- Thời gian thực hiện hợp đồng
Trình tự lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Một trong những nội dung tư vấn về kế hoạch cho việc lựa chọn nhà thầu mà công ty chúng tôi muốn đem đến cho bạn đó là trình tự lập được diễn ra như thế nào. Việc lập kế hoạch lựa chọn gồm các bước sau:
Bước 1: Tiến hành lập kế hoạch cho việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu
Tùy từng loại dự án, gói thầu mà việc lập kế hoạch của chúng cũng dựa trên các căn cứ khác nhau theo quy định của Luật đấu thầu như trên chúng tôi trình bày.
Bước 2: Trình duyệt và thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Sau khi đã lập được kế hoạch cụ thể đối với từng gói thầu thì chủ đầu tư sẽ trình kế hoạch lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt
- Người có thẩm quyền giao cho các tổ chức tiến hành thẩm định kế hoạch được trình lên đó.
- Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày tổ chức thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt đến ngày gửi báo cáo thẩm định tới người có thẩm quyền
Bước 3: Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
- Theo quy định của Luật đấu thầu và thông tư hướng dẫn liên quan thì khi có báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt sẽ căn cứ vào vào báo cáo thẩm định đó để ra văn bản quyết định phê duyệt theo mẫu
- Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của tổ chức thẩm định.
Bước 4: Đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Khi được phê duyệt, bên mời thầu tự đăng tải kế hoạch đó lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày văn bản phê duyệt kế hoạch cho việc lựa chọn nhà thầu được ban hành.
Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu là một quá trình phức tạp. Hi vọng qua bài viết trên của chúng tôi một phần nào giải đáp được băn khoăn của bạn. Nếu có vấn đề vướng mắc cần giải thích xin vui lòng liên hệ đến công ty chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp. Trân trọng!
- Hotline: 0961 349 060
- Gmail: innosigthlaw@gmail.com
Bạn đang xem bài viết “Kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT” tại chuyên mục “Tin tức tổng hợp”