Trong nhiều năm trở lại đây, nước ta luôn lọt top đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản chưa chế biến cũng như đã qua chế biến. Với nhiều nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, lực lượng lao động đông đảo, giá nhân công rẻ, khí hậu, thời tiết thuận lợi,… Do đó, việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm có nhiều cơ hội để phát triển. Một câu hỏi được đặt ra là việc thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần đáp ứng điều kiện gì? Để trả lời câu hỏi này, xin mời bạn đọc cùng Luật INNOSIGHT tìm hiểu về chủ đề thành lập công ty chế biến thực phẩm

Các văn bản pháp luật cần tham khảo khi thành lập công ty chế biến thực phẩm
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm 2010
Khái niệm về thực phẩm và chế biến thực phẩm
- Thực phẩm là sản phẩm,hàng hóa mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc thông qua việc sơ chế, bảo quản, chế biến. Thực phẩm không bao gồm thuốc lá, mỹ phẩm và các chất được sử dụng như dược phẩm
- Chế biến thực phẩm là quy trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống thông qua phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo nên sản phẩm thực phẩm hoặc nguyên liệu thực phẩm
Điều kiện cần đáp ứng khi thành lập công ty chế biến thực phẩm
- Có địa điểm kinh doanh, diện tích phù hợp, có khoảng cách an toàn đối với những nguồn gây ô nhiễm, nguồn gây độc hại và những yếu tố gây hại khác
- Tiêu chuẩn về mẫu nước phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng của nước sinh hoạt số 02:2009/BYT
- Có đủ các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp để xử lý nguồn nguyên liệu, chế biến, bảo quản, đóng gói và vận chuyển những loại thực phẩm khác nhau; có đủ dụng cụ, trang thiết bị, nước sát trùng, phương tiện rửa và khử trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại
- Có hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt và được vận hành một cách thường xuyên theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Duy trì các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu về nguồn gốc, xuất xứ nguyên vật liệu, thực phẩm và một số tài liệu có liên quan khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm
- Tuân thủ quy định của pháp luật về sức khỏe, kiến thức và thực hành của chủ doanh nghiệp và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Quy trình chế biến thực phẩm phải bảo đảm thực phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với những yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại khác
Quy trình, thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành

Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để thành lập công ty chế biến thực phẩm
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Dự thảo điều lệ công ty kinh doanh chế biến thực phẩm
- Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập công ty ( đối với công TNHH hai thành viên/ công ty cổ phần/ công ty hợp danh)
- Bản sao chứng thực một trong các loại giấy tờ sau đây
- Đối với thành viên/ cổ đông công ty là cá nhân: Giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu) còn hiệu lực
- Đối với thành viên/ cổ đông công ty là tổ chức: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập của tổ chức kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện phần vốn góp của tổ chức tại công ty chế biến thực phẩm
- Quyết định góp vốn thành lập công ty với thành viên/ cổ đông công ty là tổ chức;
- Một số tài liệu cần thiết khác trong những trường hợp đặc biệt
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân đại diện làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty kinh doanh chế biến thực phẩm nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Tại sao công ty chế biến thực phẩm phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
- Đây là quy định mang tính bắt buộc của pháp luật được quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ: cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Nếu cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP với mức phạt cao nhất lên đến 60.000.000 VNĐ
Giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu thống nhất được cơ quan có thẩm quyền ban hành
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị bảo đảm điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành ban hành
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Lĩnh vực về an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của 3 Bộ là Bộ y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương;
- Thực phẩm thuộc quản lý của Bộ ngành nào thì Bộ đó sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Thời gian cấp giấy chứng nhận
- Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: tổ chức tiến hành thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Trong thời hạn tối đa 7 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận
- Cách thức nộp hồ sơ: Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật INNOSIGHT về chủ đề thành lập công ty chế biến thực phẩm. Hiện nay, theo quy định của Luật Đầu tư 2020, ngành nghề kinh doanh chế biến thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp bên cạnh việc đáp ứng điều kiện của Luật Doanh nghiệp thì còn phải đáp ứng các điều kiện luật an toàn thực phẩm thông qua việc xin cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Khách hàng có thể căn cứ các thông tin chúng tôi cung cấp để thực hiện thủ tục chính xác. Nếu như có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng để được trợ giúp.
Bạn đang xem bài viết “Thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm theo quy định” tại mục “Doanh nghiệp” trên website innosightlaw