Trong mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn tồn tại các quyền và nghĩa vụ được pháp luật bảo vệ và quy định chặt chẽ. Mỗi doanh nghiệp đều có các biện pháp kỷ luật lao động phù hợp khi người lao động có hành vi vi phạm điều lệ công ty, thỏa thuận 2 bên cam kết theo mức độ tính chất công việc nhất định, để hướng đến sự ổn định, bảo đảm các hoạt động của công ty. Vậy quy trình xử lý kỷ luật lao động được quy định như thế nào? Hãy để Innosight giúp bạn tìm hiểu nhé.
Các hình thức xử lý kỷ luật lao động được áp dụng
Để đảm bảo tổ chức, quản lý, giám sát nội bộ nhân viên công ty, kỷ luật lao động là phương án giải quyết tốt nhất nhằm răn đe, cảnh cáo về thái độ, cách thức làm việc cũng như trách nhiệm của người lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về hình thức kỷ luật người lao động. Theo đó pháp luật về lao động hiện hành quy định có 03 nhóm hình thức xử lý kỷ luật, bao gồm:
- Khiển trách: hình thức kỷ luật này được xem là hình thức kỷ luật nhẹ nhàng nhất trong 03 nhóm hình thức kỷ luật mà pháp luật quy định. Được áp dụng đối với người lao động mới lần đầu phạm và mức độ lỗi không lớn;
- Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc cách chức:
- Người sử dụng chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức hoặc là “kéo dài thời hạn nâng bậc lương” hoặc “là cách chức” sao cho phù hợp với mức độ phạm lỗi của người lao động. Bởi đây là 2 hình thức kỷ luật riêng biệt, độc lập.
- Hình thức kỷ luật này áp dụng nếu trước đây người lao động đã từng bị khiển trách bằng văn bản mà lại tái phạm trong vòng 3 tháng tính từ ngày bị khiển trách hoặc các hành vi vi phạm quy định trong nội quy công ty.
- Cách chức: là hình thức kỷ luật mà người sử dụng lao động buộc người lao động thôi giữ chức vụ hiện tại của mình khi chưa hết thời hạn được giao phó. Nhưng không phải hành vi vi phạm nào cũng có thể bị cách chức. Chỉ những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đạo đức nghề nghiệp, trình độ, năng lực của người vi phạm mới có thể xem xét áp dụng hình thức kỷ luật này.
- Sa thải: là hình thức xử lý kỷ luật lao động nặng nhất và chỉ được áp dụng với các hành vi vi phạm nghiêm trọng nội quy lao động, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc, tổn thất cho công ty, giảm sút giá trị thương mại của công ty,….Các trường hợp được áp dụng hình thức sa thải người lao động :
- Có hành vi trộm cắp, đánh bạc; xây dựng quỹ đen;cố ý gây thương tích; tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của công ty;….
- Tái phạm lỗi trong thời hạn xử lý kỷ luật nâng lương hoặc tái phạm lại lỗi dù đã bị cách chức
- Người lao động tự ý bỏ việc quá thời gian quy định mà không có lý do chính đáng, không thông báo trước cho công ty.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động
Về trách nhiệm của người sử dụng lao động nếu muốn xử lý kỷ luật lao động:
- Người sử dụng lao động phải tự chứng minh được lỗi của người lao động;
- Tổ chức đại diện lao động tại cơ sở phải tham gia vào cuộc họp xử lý kỷ luật;
- Người lao động phải có mặt tại phiên họp xử lý kỷ luật của công ty và có quyền tự bào chữa hoặc đến luật sư, tổ chức đại diện người lao động bào chữa; Với người chưa đủ 15 tuổi cuộc họp diễn ra khi có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật người lao động;
- Lập biên bản xử lý kỷ luật.
Không áp dụng cùng lúc nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm
Người sử dụng lao động chỉ áp dụng 1 hình thức kỷ luật đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Trong trường hợp, người lao động cùng lúc có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất.
Không áp dụng xử lý kỷ luật với người lao động trong trường hợp:
- NLĐ đang nghỉ ốm đau, điều dưỡng sức khỏe; và trường hợp nghỉ việc đã có đồng ý của người sử dụng lao động;
- NLĐ đang bị tạm giữ, tạm giam;
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm: tham ô, trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích; tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích công ty, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;…
- Người lao động có thai, và nghỉ thai sản theo quy định hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Không áp dụng xử lý kỷ luật lao động khi người lao động gây ra các hành vi vi phạm kỷ luật trong khi mắc các bệnh lý về tâm thần, khi họ mất khả năng nhận thức hoặc không có khả năng điều khiển được hành vi của bản thân.
Quy trình xử lý kỷ luật lao động
Bước 1: NSDLĐ tiến hành lập biên bản vi phạm
Người SDLĐ nếu phát hiện ra các hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động tại thời điểm xảy ra hành vi, người SDLĐ tiến hành lập biên bản vi phạm, xác nhận hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động.
Bước 2: Thông báo tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật với các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền
- Người SDLĐ tiến hành thông báo về địa điểm, thời gian và nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật với các cá nhân, tổ chức sau:
- Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
- Cha, mẹ, người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật
Những người được thông báo tham gia cuộc họp phải gửi xác nhận tham gia cuộc họp trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người SDLĐ.
Bước 3: Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động như đã thông báo
Người SDLĐ tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật khi đã có sự tham gia của các thành phần thông báo. Cuộc họp vẫn được tiến hành nếu thiếu một trong các thành phần phải tham gia cuộc họp nhưng đã xác nhận không tham gia, hoặc xác nhận tham gia nhưng không đến dự cuộc họp vì lý do chính đáng
Lập biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, được các thành viên tham dự ký tên và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp. Nếu một trong các thành viên tham dự cuộc họp mà không ký tên vào biên bản cuộc họp thì phải ghi rõ lý do.
Bước 4: Ra quyết định xử lý kỷ luật
Quyết định xử lý kỷ luật được thông qua trong cuộc họp kỷ luật lao động. Người ký kết hợp đồng lao động với người lao động vi phạm ra quyết định xử lý kỷ luật.
Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các cá nhân thành viên được quyền tham gia cuộc họp kể cả người lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn về quy trình xử lý kỷ luật lao động do đội ngũ chuyên viên tư vấn thuộc đơn vị tư vấn luật Innosight quy định. Nếu quý vị chưa rõ vấn đề nào hay muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0961 349 060 để nhận được tư vấn.
Bạn đang xem bài viết “Quy trình xử lý kỷ luật lao động nhân viên trong công ty theo quy đinh” tại chuyên mục “Kiến thức tổng hợp”