Nhãn thực phẩm luôn là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất nhãn thực phẩm giúp quản lý, xử lý và bảo quản thực phẩm một cách dễ dàng. Đối với người tiêu dùng thì đây là yếu tố để nhận biết sản phẩm và phân biệt với các sản phẩm cùng loại khác. Chính vì thế, pháp luật hiện hành có những quy định đối với việc ghi nhãn thực phẩm rất rõ ràng, cụ thể. Để có cái nhìn vụ thể hơn xin mời bạn đọc cùng Luật INNOSIGHT tìm hiểu thông qua bài viết quy định ghi nhãn thực phẩm
Các văn bản pháp luật cần tham khảo về quy định ghi nhãn thực phẩm
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa
- Thông tư số 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế về quản lý thực phẩm chức năng
Khái niệm về ghi nhãn thực phẩm, hàng hóa
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP thì ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa là việc thể hiện các nội dung cơ bản và cần thiết về sản phẩm lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng có thể nhận biết và làm căn cứ lựa chọn, sử dụng, tiêu thụ; để nhà sản xuất kinh doanh có thể quảng bá, thông tin cho sản phẩm, hàng hóa của mình cũng như để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát.
Quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm, hàng hóa
Đối với thực phẩm chức năng
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 – Thông tư số 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quản lý thực phẩm chức năng, cụ thể: Ngoài việc thực hiện theo đúng quy định ghi nhãn đối với sản phẩm là thực phẩm bao gói sẵn về tên sản phẩm, hàng hóa thành phần cấu tạo của sản phẩm, hàng hóa và các nội dung ghi nhãn bắt buộc được quy định tại Chương II quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn trong Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Công thương Bộ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc ghi nhãn hàng hóa đối với các thực phẩm, phụ gia thực phẩm và các chất hỗ trợ chế biến thực phẩm theo dạng bao gói sẵn, việc ghi nhãn thực phẩm chức năng tùy từng nhóm thực phẩm cụ thể còn phải tuân thủ các quy định tại Điều 9, 11 và 13 thông tư này và các quy định sau đây:
- Tên sản phẩm và các nội dung trên nhãn phải phù hợp nội dung đã công bố và các tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm
- Công bố khuyến cáo về nguy cơ, nếu có
Đối với các nhóm sản phẩm khác việc ghi nhãn thực phẩm được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc phải thể hiện theo sẽ tùy vào tính chất hàng hóa
Đối với nhóm sản phẩm lương thực
Các thông tin cần thể hiện trên nhãn dán hàng hóa bao gồm
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Các thông tin cảnh báo (nếu có)
- Định lượng;
Đối với nhóm mặt hàng thực phẩm
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Định lượng;
- Thành phần hoặc thành phần định lượng;
- Thông tin, cảnh báo về sản phẩm;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản sản phẩm
Đối với nhóm các mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Ngày sản xuất.
- Hạn sử dụng.
- Định lượng.
- Thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng có trong sản phẩm
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản sản phẩm
- Công bố khuyến cáo về các nguy cơ (nếu có).
- Ghi cụm từ sau: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” trên nhãn hàng hóa
- Ghi cụm từ sau: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh trên nhãn hàng hóa
Đối với nhóm mặt hàng thực phẩm đã qua chiếu xạ
- Ngày sản xuất.
- Hạn sử dụng.
- Định lượng.
- Thành phần dinh dưỡng hoặc thành phần định lượng.
- Thông tin cảnh báo.
- Ghi cụm từ sau: “Thực phẩm đã qua chiếu xạ” trên nhãn dán
Đối với nhóm mặt hàng thực phẩm biến đổi gen
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Định lượng;
- Thông tin cảnh cáo.
- Thành phần hoặc thành phần định lượng.
- Ghi cụm từ sau: “Biến đổi gen” hoặc “Thực phẩm biến đổi gen” bên cạnh tên của các thành phần nguyên liệu biến đổi gen gửi kèm theo hàm lượng
Đối với nhóm mặt hàng rượu
- Hàm lượng etanol;
- Định lượng;
- Các thông tin cảnh báo về sản phẩm(nếu có);
- Hạn sử dụng (nếu có);
- Hướng dẫn bảo quản sản phẩm (đối với rượu vang);
- Mã nhận diện lô (nếu có).
Đối với nhóm mặt hàng phụ gia thực phẩm
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Định lượng;
- Thành phần định lượng;
- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng sản phẩm
- Ghi cụm từ : “Phụ gia thực phẩm” trên nhãn hàng hóa;
- Các thông tin cảnh báo (nếu có)
Đối với nhóm mặt hàng vi chất dinh dưỡng
- Ngày sản xuất;
- Thành phần;
- Định hướng;
- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng
- Ghi cụm từ: “Dùng cho thực phẩm” lên nhãn hàng hóa
Đối với nhóm mặt hàng nguyên liệu thực phẩm
- Tên nguyên liệu;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Định lượng;
- Hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng
Quy định về ngôn ngữ trình bày
- Những nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa phải được thể hiện bằng Tiếng Việt.
- Các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc được ghi nhãn bằng Tiếng Việt thì nội dung thể hiện trên nhãn thì có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng với nội dung Tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng các ngôn ngữ khác không được lớn hơn so với kích thước chữ của nội dung được ghi bằng tiếng Việt.
- Đối với những hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ những nội dung, thông tin bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có thêm nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc phải có bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Các thông tin, nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với những nội dung ghi trên nhãn gốc.
Quy định về tên thực phẩm được ghi trên nhãn thực phẩm
- Phải được đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên sản phẩm, hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với những nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
- Tên hàng hóa được ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt in. Tên hàng hóa không được làm người đọc hiểu sai lệch về bản chất, công dụng cũng như thành phần của hàng hóa. Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên thực phẩm hoặc một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi thêm định lượng.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật INNOSIGHT về chủ đề quy định ghi nhãn thực phẩm. Hiện nay, việc ghi nhãn hàng hóa là bắt buộc khi các tổ chức, cá nhân muốn đưa sản phẩm, hàng hóa của mình ra lưu thông trên thị trường. Tùy từng loại sản phẩm, hàng hóa mà việc ghi nhãn sản phẩm được thực hiện theo các quy định khác nhau. Nếu khách hàng có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào về chủ đề này, xin vui lòng liên hệ đến đường dây nóng để được trợ giúp.
Bạn đang xem bài “Quy định ghi nhãn thực phẩm mới nhất” tại mục “Tin tức” trên website Innosightlaw.vn