Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động giao thương quốc tế cũng ngày càng nhiều dẫn đến số lượng văn bản, hợp đồng, tài liệu cần dịch thuật theo đó tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu dịch thuật tăng cao, thì việc thành lập các công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật là mục tiêu mà nhiều nhà đầu tư nhắm đến. Theo quy định thì để thành lập công ty kinh doanh dịch thuật thì công ty phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do vậy với nhiều người việc thành lập công ty kinh doanh dịch thuật khá phức tạp. Để có cái nhìn rõ hơn, trong bài viết này, Luật INNOSIGHT xin gửi đến bạn đọc bài viết về chủ đề điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật.
Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật
Lựa chọn loại hình công ty phù hợp để kinh doanh
- Công ty dịch thuật nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của công ty mình.
- Hiện nay, theo quy định của pháp luật cho phép công ty lựa chọn một trong bốn loại hình để hoạt động bao gồm: công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên)
- Mỗi loại hình công ty đều có những ưu nhược điểm riêng. Do vậy, công ty cần cân nhắc để lựa chọn hình thức cho phù hợp
Lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty dịch thuật được xác định gồm số nhà, tên đường (ngõ) hoặc tên xã (phường/ thị trấn), tên huyện (quận/ thị xã /thành phố thuộc tỉnh), tên tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại và email
- Địa chỉ của công ty dịch thuật phải đáp ứng điều kiện là không thuộc khu vực cấm, không lấy địa chỉ khu chung cư, nhà tập thể làm địa chỉ công ty
- Công ty cũng có thể tận dụng nhà riêng để làm địa chỉ cho công ty dịch thuật tuy nhiên không được sử dụng địa chỉ giả nếu không sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Lựa chọn người đại diện pháp luật cho công ty dịch thuật
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của một công ty bởi đây là cá nhân đại thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp
- Công ty dịch thuật cần chọn người có đủ năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm thực tế để đảm nhiệm vai trò người đại diện theo pháp luật. Và đặc biệt người đại diện theo pháp luật của công ty dịch thuật phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 12,13 Luật Doanh nghiệp 2020
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể lựa chọn một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật phải được quy định trong Điều lệ của công ty
Đặt tên cho công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật
- Tên công ty dịch thuật không được phép trùng lặp và không được đặt tên gây nhầm lẫn với tên công ty đã đăng ký
- Tên riêng của công ty đề nghị đăng ký nếu chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi các số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái ngay sau tên riêng của công ty đó thì sẽ không được chấp thuận
- Tên riêng của công ty dịch thuật nếu chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc đứng trước tên riêng của các công ty đã đăng ký thì không được chấp thuận
- Tên tiếng anh của công ty dịch thuật không được đọc giống như tên công ty đã đăng ký.
- Tên viết tắt của công ty dịch thuật không được trùng với tên viết tắt của công ty đã đăng ký.
- Công ty nên thực hiện việc tra cứu tên trước khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để tránh trường hợp tên bị trùng lặp và giống với công ty khác.
Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh phù hợp
- Khi đăng ký thành lập công ty dịch thuật thì công ty nên đăng ký kinh doanh các ngành, nghề phù hợp, đúng với chuyên môn để có thể tiến hành kinh doanh dịch vụ dịch thuật một cách thuận lợi
- Công ty có thể tham khảo ngành nghề kinh doanh : Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu (7490); Chi tiết: hoạt động phiên dịch
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì mới được bắt đầu hoạt động kinh doanh
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật
Để có thể đi vào hoạt động kinh doanh, trước hết công ty dịch thuật cần làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp để xác lập tư cách pháp lý. Trong bài viết này chúng tôi tập trung đi sâu phân tích các điều kiện cần đáp ứng để công ty dịch thuật có thể đi vào hoạt động trên thực tế. Bạn đọc có thể tham khảo thủ tục thành lập công ty tại website của Luật INNOSIGHT.
Điều kiện công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật cần đáp ứng
Tiêu chuẩn, điều kiện của người làm công tác dịch thuật
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật
- Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
Điều 16 Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn về quy định này như sau:
- Người dịch phải là có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về tiếng nước ngoài cần dịch hoặc phải có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
- Đối với loại ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch thuật không có bằng cử nhân ngôn ngữ đó, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định thì người dịch thuật phải thông thạo ngôn ngữ đó. Các ngôn ngữ phổ biến được hiểu là ngôn ngữ được thực hiện trên nhiều loại giấy tờ, văn bản và được sử dụng tại Việt Nam. Nhiều người Việt Nam có thể phiên dịch ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc là ngược lại. Các ngôn ngữ phổ biến tại Việt Nam như: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc , tiếng Pháp, tiếng Nhật,… Các ngôn ngữ không phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như: tiếng Mông Cổ, tiếng Ả Rập,…
Các điều kiện của công tác viên dịch thuật
- Các cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch thuật được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trên phạm vi cả nước.
- Cộng tác viên của Phòng tư pháp phải thực hiện ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong hợp đồng phải xác định rõ trách nhiệm của cộng tác viên đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.
Ngoài ra, người dịch thuật cần lưu ý một số loại giấy tờ, văn bản không được dịch thuật để chứng thực chữ ký người dịch:
- Các giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt các nội dung không hợp lệ;
- Các giấy tờ, văn bản đã bị hỏng, cũ nát không thể xác định được nội dung;
- Các giấy tờ, văn bản có đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mất nhưng ghi chú không được dịch;
- Các giấy tờ, văn bản có nội dung trái với pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, chống phá nhà nước
- Các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp nhưng chưa làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật. Ngoài việc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, các cá nhân thực hiện công tác dịch thuật còn phải đáp ứng được các điều kiện về năng lực chuyên môn theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp khách hàng cảm thấy thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật quá phức tạp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp.
Bạn đang xem bài viết “Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật” tại mục “Doanh nghiệp” trên website innosightlaw