Trong những năm gần đây, các mô hình hoạt động kinh doanh sàn giao dịch điện tử đang được rất nhiều người quan tâm đến bởi những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa thực sự hiểu ý nghĩa của Sàn giao dịch thương mại điện tử và các quy định của pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử. Để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về sàn giao dịch thương mại sau đây Luật INNOSIGHT xin gửi đến bạn đọc bài viết: “Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?” do công ty chúng tôi biên soạn.
Khái niệm và ý nghĩa của sàn giao dịch thương mại điện tử
Khái niệm về sàn giao dịch thương mại điện tử
- Hiện nay, khái niệm sàn thương mại điện tử được quy định rất rõ tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Sàn giao dịch thương mại là các website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu có thể tiến hành bán hàng hoặc dịch vụ trên đó”. Tức là trên cùng một trang web người dùng có thể tiến hành các hoạt động trao đổi, mua bán trực tuyến nhằm đạt được mong muốn của bản thân. Sàn giao dịch thương mại cũng là nơi kết nối người tiêu dùng với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ hàng hóa
- Không chỉ là nơi tiến hành trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ sàn giao dịch điện tử còn là thế nơi trưng bày, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của các tổ chức, doanh nghiệp để người tiêu dùng có thể tiếp cận được. Đồng thời đây còn là nơi đăng tải các thông tin giao bán, thực hiện các giao dịch trực tuyến, đấu giá, đấu thầu, hợp tác kinh doanh và rất nhiều các chức năng khác
Ý nghĩa của sàn giao dịch thương mại điện tử
Công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ 4.0 như hiện nay, người tiêu dùng cũng ngày càng tân tiến, hiện đại hơn nên việc mua sắm qua sàn giao dịch điện tử không phải là việc quá xa lạ. Nó tồn tại, mang lại rất nhiều hữu ích, tiện lợi cho người dùng, trở thành môi trường kinh doanh không thể thiếu đối với cả người tiêu dùng và các thương nhân buôn bán
Đối với người tiêu dùng
- Người tiêu dùng có thể mua hàng hóa, dịch vụ ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, bởi đặc điểm ưu việt của sàn giao dịch thương mại điện tử là không giới hạn về mặt không gian và thời gian . Bạn chỉ cần có kết nối internet và đăng nhập vào trang web là có thể tiến hành các giao dịch dễ dàng
- Hình thức thanh toán đa dạng: Hầu hết các sàn thương mại giao dịch điện tử ở thời điểm hiện tại đều liên kết với các tổ chức tín dụng, các đơn vị thanh toán dp vậy cho phép người tiêu dùng có thể dễ dàng thanh toán để hoàn thành giao dịch. Thậm chí, người tiêu dùng còn có thể thanh toán khi đã nhận hàng nên không lo bị lừa đảo
- Số lượng, mẫu mã sản phẩm đa dạng: Đối với các sàn giao dịch thương mại có quy mô lớn như: Shopee, Tiki, Lazada,..thì người tiêu dùng có thể tìm thấy bất cứ sản phẩm nào mong muốn, dễ dàng so sánh giá cả và chất lượng giữa các bên
- Giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian: khi muốn mua bất kỳ sản phẩm, hàng hóa gì thì người tiêu dùng chỉ cần lên trang web và lựa chọn thay vì việc mất thời gian ra trực tiếp cửa hàng tìm. Bên cạnh đó, các sàn giao dịch thương mại cũng sẽ đưa ra các mức ưu đãi và mã giảm giá khác nhau cho người tiêu dùng.
Đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa
- Giúp người bán hàng tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả, đẩy mạnh mua sắm , mang lại lợi nhuận cao
- Thương hiệu cũng như các sản phẩm của người bán hàng dễ dàng tiếp cận được với người tiêu dùng trên toàn quốc, thậm chí là cả nước ngoài.
- Tiến hành xử lý các thông tin, khai thác những tiềm năng, nhu cầu của người dùng ở những lứa tuổi khác nhau. Đồng thời có thể tiến hành việc nghiên cứu những sản phẩm cùng loại trên thị trường rồi từ đó đưa ra mức giá phù hợp và định hướng để phát triển thương hiệu riêng
- Dễ dàng liên kết, hợp tác cùng với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi nhất
- Khi giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, các thương nhân có thể đưa ra các quy định, chính sách riêng áp dụng cho người mua để thu hút người tiêu dùng
- Tiết kiệm chi phí đầu tư kinh doanh: chi phí thuê mặt bằng, tiền nhập kho, dữ liệu,…
Các quy định của pháp về sàn giao dịch thương mại điện tử mà chúng ta cần biết
Các hành vi bị cấm trong giao dịch thương mại
Các hành vi bị cấm trong giao dịch thương mại được quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
- Tổ chức các mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho các dịch vụ thương mại điện tử để nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động vận động người khác tham gia vào mạng lưới;
- Lợi dụng các sàn thương mại điện tử để buôn các hàng giả, hàng hóa, dịch vụ phạm pháp, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh;
- Lợi dụng danh nghĩa thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để tiến hành huy động vốn trái phép từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác,…
Các nguyên tắc hoạt động của sàn giao dịch thương mại
Để sàn giao dịch thương mại điện tử phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì nhà nước ta đã đặt ra các quy tắc bắt buộc người bán hàng và người tiêu dùng phải tuân theo. Cụ thể
- Người bán hàng và người tiêu dùng tự thỏa thuận với nhau trong giao dịch mua bán dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Phạm vi hoạt động mua bán trong thương mại điện tử: người bán hàng có thể thực hiện việc bán hàng trên toàn quốc
- Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử Người sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng và người bán hàng trên trang web thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng,..
Đăng ký hoạt động cho sàn giao dịch thương mại điện tử
Điều kiện để đăng ký hoạt động cho sàn giao dịch thương mại điện tử
- Tổ chức phải có tư cách pháp nhân đồng thời đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với nội dung kinh doanh tại trang web
- Có tên đăng ký hợp lệ theo quy định của pháp luật
- Có quy chế hoạt động cho trang web phù hợp
- Cung cấp các tài liệu chứng thực bản thân
- Cung cấp mẫu hợp đồng cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch điện tử với người tiêu dùng
Thủ tục đăng ký hoạt động sàn giao dịch thương mại
- Doanh nghiệp muốn đăng ký hoạt động cho sàn giao dịch thương mại thì cần phải tiến hành các thủ tục trực tiếp Bộ Công Thương sau đó thiết lập website.
- Hồ sơ đăng ký sàn giao dịch thương mại bao gồm:
- Đơn đăng ký theo mẫu quy định
- Bản sao chứng thực đăng ký kinh doanh
- Đề án cung cấp dịch vụ, quy chế quản lý các hoạt động của website,
- Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ và một số tài liệu khác theo yêu cầu của Bộ công thương
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật INNOSIGHT về chủ đề “Sàn giao dịch thương mại là gì? Quy định về sàn giao dịch thương mại ”. Để hoạt động hiệu quả và lâu dài, cả người bán hàng và người tiêu dùng cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong trường hợp khách hàng có câu hỏi hay thắc mắc gì về hoạt động hay cách thức đăng ký hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử, xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng của INNOSIGHT để được hỗ trợ.