Trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay viên chức đang không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm dưới sự lãnh đạo của Đảng để nâng cao chất lượng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Viên chức luôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ quy định về chuyên môn, tận tụy trong công việc, nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp cũng như chịu sự giám sát, quản lý, thanh tra, kiểm tra của của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Bên cạnh đó viên chức cũng không được làm những việc nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn, xin mời bạn đọc cùng Luật INNOSIGHT tìm hiểu về bài viết những điều viên chức không được làm.

Khái niệm về viên chức
Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010 thì viên chức là những người có quốc tịch Việt Nam được tuyển dụng vào các vị trí việc làm, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thông qua chế độ hợp đồng làm việc, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định của pháp luật.
Những điểm đặc trưng của viên chức
- Thứ nhất, về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức: Viên chức được tuyển dụng và làm việc theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý (trừ các chức vụ của công chức). Viên chức được nhà nước tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển và xét tuyển, do người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước giao quyền tự chủ thực hiện (hoặc do cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc phân cấp). Và sau khi đã có quyết định tuyển dụng, viên chức sẽ ký hợp đồng làm việc lần đầu và nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì sẽ được xem xét bổ nhiệm chính thức vào các chức danh nghề nghiệp tương ứng với các vị trí việc làm của viên chức theo quy định.
- Thứ hai, về phạm vi hoạt động nghề nghiệp, viên chức là người thực các nhiệm vụ hoặc công việc có yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, năng lực, nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, đào tạo,,…
- Thứ ba, về thời gian công tác: viên chức làm theo thời hạn đã được quy định trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, viên chức có quyền thay đổi các nội dung, chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng.
- Thứ tư, chế độ công tác của viên chức: Viên chức được hưởng lương một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu từ đơn vị sự nghiệp. Hoạt động của viên chức không mang tính quyền lực công, mà chỉ thuần túy là hoạt động nghề nghiệp mang tính chất nghiệp vụ, chuyên môn. Chính vì vậy, Luật viên chức đã quy định rõ: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện các công việc hoặc các nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, kỹ năng chuyên môn, năng lực, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật Viên chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Quyền hạn và nghĩa vụ của viên chức theo quy định của pháp luật
Quyền hạn của viên chức
Theo quy định của Luật viên chức 2010 thì viên chức có các quyền hạn sau đây:
- Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ khác liên quan đến tiền lương: Viên chức được trả lương tương xứng với vị trí công việc chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý mà mình đảm nhiệm và kết quả của việc thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng các loại phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp viên chức làm việc ở các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn như: miền núi, hải đảo,biên giới, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, vùng xa; các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc các ngành nghề có môi trường nguy hiểm, độc hại, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù
- Quyền của viên chức về chế độ nghỉ ngơi: viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc hoặc lý do khác, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày được nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền tương ứng cho những ngày không nghỉ.
- Quyền của viên chức trong hoạt động kinh doanh và làm các công việc ngoài thời gian quy định: Viên chức được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc đã quy định trong hợp đồng làm việc, tuy nhiên viên chức phải tuân thủ các quy định của pháp luật doanh nghiệp và các văn bản khác
- Một số quyền khác của viên chức: Viên chức được tôn vinh, khen thưởng khi có thành tích tốt, được tham gia các hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng các chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện để học tập trong lĩnh vực nghề nghiệp ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp viên chức bị thương hoặc chết trong khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng các chính sách như thương binh hoặc được xét để nhà nước công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của viên chức theo quy định của pháp luật
- Nghĩa vụ chung của viên chức: Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của đất nước, duy trì nếp sống lành mạnh, cần, kiệm, liêm, chính, trung thực, chí công vô tư; có trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy chế, nội quy làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập
- Nghĩa vụ của viên chức trong thực hiện hoạt động nghề nghiệp: Thực hiện tốt nhiệm vụ hoặc công việc được giao đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng;
- Nghĩa vụ của viên chức thực hiện chức năng quản lý: Thực hiện chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; giữ gìn sự đoàn kết, thực hiện dân chủ, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, phụ trách; chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm đối việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong phạm vi quyền quản lý, phụ trách
Những điều viên chức không được làm theo quy định của pháp luật hiện hành

Hiện nay, những điều viên chức không được làm được pháp luật quy định tại Điều 19 Luật Viên chức 2010 bao gồm
- Thoái thác công việc, trốn tránh trách nhiệm hoặc nhiệm vụ được giao; gây mất đoàn kết, bè phái, tham gia đình công, tự ý bỏ việc
- Sử dụng tài sản của nhân dân, cơ quan, tổ chức và đơn vị không đúng với quy định của pháp luật.
- Phân biệt đối xử dân tộc, phân tích giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội dưới mọi hình thức.
- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ của mình để tuyên truyền chống lại chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây tổn hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống tinh thần, văn hóa của nhân dân và xã hội.
- Xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Những điều viên chức không được làm khác thực hiện theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về chủ đề những điều mà viên chức không được làm. Viên chức là người được nhà nước tuyển dụng và làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Viên chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh việc được pháp luật trao cho những quyền hạn, viên chức còn phải thực hiện các nghĩa vụ và không được làm các việc làm mà pháp luật quy định. Nếu như còn có bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này, quý khách vui lòng liên hệ với Luật INNOSIGHT để được trợ giúp.
Bạn đang xem bài “Những điều viên chức không được làm” tại mục “Tư vấn pháp luật” trên website Innosightlaw.